Để sở hữu một căn nhà đẹp và bền theo thời gian là mong muốn của nhiều chủ nhà. Để có được điều này trước hết chủ nhà cần nắm được những vấn đề cơ bản. Từ lựa chọn đơn vị thi công, thiết kế cho đến chi phí xây dựng. Cùng Nhà Việt Xanh tìm hiểu ở bài viết bên dưới những lưu ý vàng chủ nhà cần lưu ý nhé.
1. Chọn tuổi và hướng xây nhà hợp phong thủy:
Đầu tiên, gia chủ cần chọn năm làm nhà phù hợp với tuổi. Điều này giúp quá trình thiết kế, thi công có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Việc làm cũng giúp cuộc sống gia đình sau này được viên mãn, hạnh phúc. Gia chủ cũng nên chọn hướng xây nhà phù hợp với phong thủy. Có sự kết hợp hài hòa giữa đất đai với môi trường, con người. Điều này sẽ mang lại cho ngôi nhà nhiều tài khí, may mắn. Đồng thời, cũng để tránh phạm phải hướng xấu ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, công việc các thành viên trong gia đình.
2. Bản vẽ thiết kế chi tiết cho căn nhà:
Để sở hữu một bản thiết kế chi tiết, gia chủ nên tìm các kiến trúc sư, đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Những đơn vị này sẽ đưa ra những lời tư vấn hữu ích cho bạn. Họ còn mang đến những giải pháp tốt nhất để có một không gian sống thoải mái, tiện nghi cho gia đình. Việc này cũng giúp tránh được những sai lầm, thiếu sót khi thực hiện xây dựng.
3. Dự trù chi phí xây dựng và chi phí phát sinh:
Sau khi đã có bản vẽ thiết kế ngôi nhà, lúc này gia chủ cần dự trù được nguồn chi phí cho xây dựng. Chi phí ở đây gia chủ nên dự trù thêm từ 10-30% cho các chi phí phát sinh. 2 chi phí lớn mà gia chủ cần quan tâm khi xây nhà đó là chi phí xây dựng cơ bản và chi phí dành cho trang trí.
- Chi phí xây dựng cơ bản: Đây là chi phí dành cho phần xây dựng thô, hoàn thiện và nhân công. Đây là các chi phí cơ bản để hoàn thiện nên một ngôi nhà về mặt xây dựng. Chi phí này được tính dựa trên số mét vuông (m2) của tổng diện tích xây dựng. Để có được con số chính xác, gia chủ có thể tham khảo chi phí của những ngôi nhà gần với thời điểm bạn khởi công. Đồng thời, cũng có thể tham khảo những chủ thầu để xác định được số tiền.
- Chi phí dành cho trang trí nội thất: Đây là phần sau khi ngôi nhà đã hoàn tất xây dựng. Chi phí này sẽ dành cho việc mua các vật dụng nội thất. Lưu ý đối với phần chi phí này bạn nên lựa chọn những trang thiết bị nội thất phù hợp với chi phí đã dự trù từ trước.
4. Lựa chọn đơn vị xây dựng:
Đơn vị xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của căn nhà. Bạn nên lắng nghe và tham khảo nhiều nguồn tư vấn khác nhau để chọn được đơn vị nhiều kinh nghiệm, năng lực. Bên cạnh đó, khi đã chọn được nhà thầu ưng ý bạn cần đạt được sự thỏa thuận của 2 bên về hợp đồng. Thỏa thuận này bao gồm giá khoán toàn bộ công trình, khoán từng phần, nhân công và vấn đề bảo hành sau thi công.
5. Chuẩn bị những thủ tục pháp lý trước khi tiến hành thực hiện xây dựng:
Để có thể tiến hành thực hiện thi công xây dựng, bạn cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Và cần đảm bảo được các điều kiện cần có để xây dựng hợp pháp:
- Diện tích đất sử dụng: Cần được công nhận về mặt pháp lý, có giấy chứng nhận sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy phép xây dựng: Đây là giấy phép được địa phương nơi bận thi công biệt thự cấp phép. Một điều cần lưu ý ở đây đó là việc xin giấy phép sẽ từ 15 tới 20 ngày. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để đảm bảo có được giấy phép trước khi khởi công xây dựng.
- Hồ sơ thiết kế: Bạn cần phải có hồ sơ thiết kế, bản vẽ xin phép xây dựng của đơn vị tư vấn thiết kế.
6. Lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng:
Vật liệu xây dựng là yếu tố quan trọng để mang lại sự bền vững và giá trị thẩm mỹ của căn nhà. Bạn cần lựa chọn các nguyên vật liệu một cách cẩn thận. Đồng thời, bạn nên tham khảo giá cả từ nhiều đại lý khác nhau để chọn được nơi cung cấp uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý. Bạn cũng có cân nhắc những đại lý gần nhà để thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu.
7. Các thủ tục cúng và chuẩn bị cho lễ khởi công:
Trước khi khởi công xây dựng căn nhà, bạn nên chọn ngày giờ hoàng đạo phù hợp với tuổi của gia chủ để làm lễ động thổ. Việc làm này có ý nghĩa đó là cầu xin những điều thuận lợi, tốt lành trong quá trình thi công. Tùy vào tập tục của mỗi địa phương mà lễ động thổ để bạn lựa chọn vật phẩm cúng phù hợp. Sau khi làm lễ, gia chủ hoặc người hợp tuổi là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên xuống nền đất. Điều này như là một lời báo cáo với Thổ thần xin phép được động thổ đất để xây dựng.
8. Một số quy tắc cấm kỵ khác:
Một ngôi nhà đẹp không chỉ được tạo nên từ những yếu tố bên ngoài mà còn các yếu tố phong thủy. Đó là hình dáng đất, vị trí xây nhà, kiểu dáng xây nhà,..
- Hình dáng đất ngôi nhà: Bạn không nên xây nhà trên một nền đất nghiêng, thấp. Bởi thế đất này sẽ làm cho gia chủ có cảm giác bất an, lo lắng. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần. Vì vậy, bạn nên lựa chọn một nền đất bằng phẳng, vuông vắn để xây dựng.
- Vị trí xây dựng ngôi nhà: Cần tránh xây dựng ở những vị trí nguy hiểm như dưới núi, hẻm núi,… Những nơi này tiềm tàng những nguy hiểm như sạt lở, ngập lụt.
- Kiểu dáng ngôi nhà: Bạn cần kiêng kỵ xây nhà theo kiểu dáng hình chữ bát, chữ hỏa hoặc chữ quạt. Theo các nghiên cứu phong thủy đây là những kiểu dáng mang lại sự nghèo đói, bệnh tật,…
- Màu sắc ngôi nhà: Bạn có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích hoặc dựa vào phong thủy để mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình.
Hy vọng những lưu ý trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng căn nhà bền đẹp. Cần nhà đẹp, bền liên hệ ngay Nhà Việt Xanh nhé.